Điều gì đã khiến cho tiểu thuyết Trung Quốc trở thành sự lựa chọn hàng đầu của vô số các độc giả? Liệu có thể đó là vì đất nước này chính là cái nôi của những bộ tiểu thuyết kinh điển?

Văn học Trung Hoa nói chung có bề dày lịch sử rất “cộm cán” kéo dài lên đến hàng nghìn năm. Chính vì thế, đây đích thị là một kho tàng tinh hoa và nghệ thuật độc đáo nhất từ trước tới nay.

Đi cùng với chiều dài lịch sử văn chương đó là sự ra đời của hằng hà sa số các tiểu thuyết Trung Quốc. Cũng như có những tác phẩm đã trở thành tuyệt tác bất hủ mà bất kì ai cũng biết khi nhắc đến.

Trong bài viết này, Weriviu xin chia sẻ danh sách top 20 tiểu thuyết Trung Quốc hay và nổi tiếng mà bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường hiện nay. Hãy cũng theo dõi nhé!

A. Những cuốn tiểu thuyết Trung Quốc kinh điển đó là gì?

1. Tây du ký – Ngô Thừa Ân

“Tây du ký” được mệnh danh 1 trong 4 tiểu thuyết tứ đại kỳ thư của Trung Quốc. Tuyệt tác này của nhà văn Ngô Thừa Ân đã quá kinh điển cũng như gắn liền với tuổi thơ của hàng vạn người trên thế giới.

Nội dung của “Tây du ký” kể về cuộc hành trình thỉnh kinh đầy cám dỗ của Trần Huyền Trang aka Đường Tam Tạng. Trên đường đi, ngài đã thu nạp thêm các đồ đệ là Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới và Sa Tăng.

Tiểu thuyết Trung Quốc này đã phản ánh rõ nét các vấn nạn xã hội đang diễn ra tại đất nước vào thời kỳ đó. Đồng thời, đặc trưng về tính cách của từng nhân vật đã hình thành nên một “Tây du ký” độc nhất vô nhị.

2. Thuỷ hử – Thi Nại Am

“Thuỷ hử” của Thi Nại Am cũng là 1 trong 4 bộ tiểu thuyết kinh điển của nền văn học Trung Quốc. 108 vị anh hùng Lương Sơn trong truyện đã được thể hiện chân thật nhất bằng một giọng văn vô cùng sôi nổi.

Tiểu thuyết Trung Quốc Thuỷ hử kể về 108 vị anh hào tụ hợp với nhau cùng vì chữ “nghĩa”. Với một ý chí kiên cường để làm nên chuyện lớn, 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc đã truyền ngon lửa cháy bỏng cho…

3. Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung

Khi nhắc đến 4 bộ tiểu thuyết Trung Quốc thuộc tứ đại kỳ thư thì chúng ta không thể bỏ qua “Tam quốc diễn nghĩa”, một kiệt tác kinh điển của nhà văn La Quán Trung.

Là bộ truyện tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của Trung Quốc, “Tam quốc diễn nghĩa” được tác giả lấy bối cảnh lịch sử nước nhà từ năm 184 – 280 sau Công Nguyên.

Nội dung xoay quanh cuộc tranh đấu khốc liệt giữa 3 nước Nguỵ, Thục, Ngô. Tất cả những trận đánh xảy ra đều là bài toán về quân sự, mưu lược, và trí tuệ dưới sự dẫn dắt của các vị tướng tài ba.

Mỗi nhân vật trong truyện luôn có những tính cách đặc thù riêng vô cùng thú vị. Chắc hẳn là bạn cũng đã từng loáng thoáng nghe qua chuyện kết nghĩa vườn đào của 3 anh em Lưu – Quang – Trương rồi nhể.

Hãy cùng theo dõi bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa để biết thêm về những nhân vật danh bất hư truyền này nhé!

4. Tào Tháo “Thánh nhân đê tiện” – Vương Hiểu Lỗi

“Tào Tháo – Thánh nhân đê tiện” là bộ truyện tiểu thuyết Trung Quốc gồm 10 tập, miêu tả rõ nét và chân thực nhất về toàn bộ cuộc đời cũng như con người của Tào Tháo.

Tuy bị người đời coi là một bậc “gian hùng”, nhưng không thể phủ nhận Tào Tháo là người có tài trí song toàn. Ông tài giỏi xuất chúng trong chính trị, quân sự và lẫn cả thơ ca.

Để có được trải nghiệm xứng đáng nhất, lời khuyên chân thành của tụi mình là hãy nên đọc “Tam quốc diễn nghĩa” trước khi đọc “Tào Tháo – Thánh nhân đê tiện” nhé!

5. Tôn Tử binh pháp – Tôn Tử

“Tôn Tử binh pháp” là áng văn cổ đại đỉnh cao của nền văn học Trung Hoa được chấp bút bởi Tôn Tử. Tác phẩm bất hủ này với các triết lý và bí kiếp quân sự vẫn còn hiệu quả cho đến tận ngày nay.

Không chỉ được vua chúa xem như cẩm nang gối đầu giường, “Tôn Tử binh pháp” còn được nghiên cứu và ứng dụng bởi nhiều chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực như khác như:

  • Triết học
  • Kinh doanh
  • Tâm lý học
  • Ngôn ngữ học
  • Thể dục

Cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nổi tiếng này được trình bày bằng một lối văn cô động và có phần bay bổng giúp truyền tải chính xác thông điệp cũng như các nghĩa lý sâu sắc nhất.

6. Trung Quốc quái đàm – Triệu Chí Minh

Trung Quốc quái đàm không chỉ đơn thuần là những câu chuyện ma mị, huyền ảo khiến người đọc lạnh gáy. Đằng sau đó còn là những triết lý nhân sinh, đạo làm người.

Dưới ngòi bút của Triệu Chí Minh, những truyền thuyết liêu trai, tăm tối của hàng ngàn linh hồn, quái vật được tái hiện lại.

Ai cũng là kẻ đọc sách thánh hiền, bàn chuyện nhân nghĩa. Nhưng đến cơn hoạn nạn mới biết lắm kẻ chóng quên, lấy oán báo ân, có phú phụ bần.

7. Liêu Trai chí dị – Bồ Tùng Linh

“Liêu Trai chí dị” chính là tác phẩm tiểu thuyết Trung Quốc đã làm nên tên tuổi của văn sĩ Bồ Tùng Linh. Tuyệt tác này còn được biết đến là tập hợp của những mẫu truyện quái gỡ trong căn nhà tạm.

Tiểu thuyết Liêu Trai chí dị được sáng tác vào cuối thế kỷ XVII. Nhưng cho đến tận bây giờ, khi đọc lại thì ấn phẩm vẫn giữ nguyên được sức hấp dẫn cũng như nét kì ảo thú vị y như thưở ban đầu.

Bằng một phong cách văn chương vô cùng đặc sắc, Bồ Tùng Linh đưa người đọc vào thế giới của những câu chuyện huyền bí, ma quái. Để rồi ẩn chứa sau nó là những triết lý nhân sinh sâu sắc.

8. Hàn Phi Tử – Hàn Phi

“Hàn Phi Tử” được xem là một công trình văn hoá đặc thù và độc nhất được tác giả Hàn Phi dựng lên. Ở đó bao gồm những giá trị ý nghĩa về chính trị, nghệ thuật, xã hội, văn học, kinh tế,…

Quyển tiểu thuyết Trung Quốc là cũng là một quần thể tư tưởng Pháp Trị rất chỉnh chu và súc tích của Hàn Phi. Nhờ vào đó, ta sẽ nhận ra được các lí luận triết học dưới góc nhìn uyên bác của vị học giả này.

9. Vạn Huê Lầu diễn nghĩa – Lý Vũ Đường

“Vạn Huê Lầu diễn nghĩa” là tác phẩm tiểu thuyết Trung Quốc kinh điển của Lý Vũ Đường. Truyện lấy bối cảnh lịch sử chân thực về thời kì Bắc Tống.

Nhiều tình tiết trong truyện được đẩy lên gay cấn, căng thẳng nhằm miêu tả sôi động sự bất đồng giữa phe gian thần và trung thần dưới triều vua Tống.

Tiêu biểu hơn cả chính là hình tượng nhân vật của Địch Thanh và Bao Công. Hai vị nam tử hán một lòng một dạ vì nước vì dân, luôn bảo vệ chính nghĩa, trắng đen rõ ràng – thiện ác phân minh.

Tin mình đi, cuốn tiểu thuyết Trung Quốc hay và đầy tính nhân văn này chắc chắn sẽ hấp dẫn các bạn ngay từ các hồi đầu tiên!

10. Phong thần diễn nghĩa – Hứa Trọng Lâm

“Phong thần diễn nghĩa” là tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc thành công nhất của nhà văn Hứa Trọng Lâm. Truyện kể lại hành trình Võ Vương hội hiệp chư hầu phạt Trụ, thiết lập nhà Châu của ông.

Bên cạnh yếu tố lịch sử chính yếu là cuộc chiến chống Trụ tàn bạo, quyển tiểu thuyết còn được pha lẫn với các yếu tố khác như hư cấu nghệ thuật, tôn giáo và truyền thuyết nhằm tăng tính hấp dẫn cho mạch truyện.

Hãy đọc “Phong thần diễn nghĩa” để thấy được bộ óc thiên tài và đầy sáng tạo của tác giả thông qua các tình tiết cao trào như cách mà ông bày binh bố trận, đấu phép so tài,… nhé!

11. Trí tuệ băng giám – Tăng Quốc Phiên

Tiểu thuyết Trung Quốc Trí tuệ băng giám là một tác phẩm nghệ thuật kinh điển của Tăng Quốc Phiên. Trong truyện, ông bày tỏ quan điểm về việc ứng dụng nhân tướng học vào cách dùng người cũng như đào tạo nhân tài.

12. Hung trạch – Hô Diên Vân

Vào một đêm mưa tầm tã, Đường Tiểu Đường, một cựu nhân viên pháp y, đột ngột mất tích.

Kẻ bắt cóc đưa ra lời thách thức: trong mấy tiếng đồng hồ, cảnh sát phải khám xét hiện trường, phá giải những vụ án cũ trong ba căn hung trạch đã được dọn vệ sinh, bằng không hắn sẽ giết con tin!

Chạy đua từng phút từng giây, Lưu Tư Miễu dẫn theo Từ Nhiễm, cô gái may mắn sống sót trong vụ thảm án từng xảy ra ở Phong Chi Thự, để dấn sâu vào từng căn hung trạch âm u, truy tìm sự thật vốn bị thời gian chôn vùi.

Cùng lúc ấy, Lôi Dung, một chuyên gia pháp y, đến dự tiệc tối tại tòa Phong Chi Thự, nào ngờ trong đêm ấy lại có thêm người bỏ mạng.

Những vụ án chết người kỳ lạ nối tiếp nhau, rốt cuộc do ma quỷ tác quái, hay là có kẻ cố tình ngụy tạo hung trạch?

13. Ếch – Mạc Ngôn

“Ếch” là câu chuyện về cuộc đời của một nữ bác sĩ phụ trách đỡ đẻ ở vùng nông thôn Cao Mật. Tuy nhiên, cô bị buộc phải luân chuyển sang nghề thắt ống dẫn tinh cho đàn ông và nạo phá thai.

Quyển tiểu thuyết Trung Quốc này khai thác một đề tài vô cùng hiếm hoi trong văn học. Tuy nhiên, dưới ngòi bút lão luyện của nhà văn Mạc Ngôn thì tác phẩm càng trở nên kịch tính và hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Tiểu thuyết Ếch nêu lên được những vấn nạn xã hội nóng hổi tại Trung Quốc lúc bấy giờ. Đồng thời, biêu hiện được sự ảnh hưởng của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm đến với người dân.

14. Kim Bình Mai – Lan Lăng Tiếu Tiếu sinh

“Kim Bình Mai” là 1 trong 4 tiểu thuyết tứ đại kỳ thứ của Trung Quốc sáng tác bởi Lan Lăng Tiếu Tiếu sinh. Đây là tác phẩm đã đi vào lịch sử của nền văn học Trung Hoa và thế giới nói chung.

Nội dung của “Kim Bình Mai” chú trọng vào các giai thoại về xã hội phong kiến thời xưa. Từ đó, mang lại cho độc giả những góc nhìn khái quát nhất về cuộc đời của các nhân vật xuất hiện trong truyện.

Một vài phân đoạn trong “Kim Bình Mai” được xây dựng 18+ với các tình tiết gây đỏ mặt. Hãy cân nhắc để có được những trải nghiệm trọn vẹn nhất với ấn phẩm nhé!

15. Đứa trẻ hử – Tử Kim Trần

Tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc nổi tiếng Đứa Trẻ Hư của Tử Kim Trần là quyển sách thứ 3 của vị tác giả này được xuất bản tại thị trường Việt Nam.

Truyện kể về cuộc đời của ba đứa trẻ: Chu Triều Dương, Đinh Hạo và Phổ Phổ. Tuy mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau, nhưng lũ trẻ đều mang trong mình những vết nhơ và vết thương tâm lý không thể xoá nhoà.

Quyển tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc này phản ánh gây gắt những vấn đề xã hội cực kỳ nhức nhối thường xuyên xảy ra ở Đại Lục như: ấu dâm, bạo hành, trọng nam khinh nữ, suy thoái đạo đức…

16. Dạ đàm tuỳ lục – Hòa Bang Ngạch

“Dạ đàm tuy lục” của Hoà Bang Ngạch là áng văn cổ điển đã gây lên tiếng vang lớn nhất trong giới văn học Trung Hoa ở cuối thời Minh, đầu thời Thanh và cũng như sau sự ra đời của “Liêu Trai chí dị“.

Đối lập với thế giới của Liêu Trai, tác giả đã sử dụng một nét bút lạnh lẽo u ám nhằm khắc hoạ chân thật thế giới hồ ly ma quỷ đầy mộng mị trong “Dạ đạm tuỳ lục”.

Bên cạnh đó, xứ sở hồ ly ma quỷ này cũng mờ ám và xấu xa như thế giới của loài người. Hoà Bang Ngạch đã không hề có ý định lý tưởng hoá để nó có thể trở nên đẹp đẽ hơn.

17. Liễu Phàm tứ huấn – Liễu Phàm

“Liễu Phàm tứ huấn” là tác phẩm tiểu thuyết Trung Quốc kinh điển của Liễu Phàm tiên sinh. Kiệt tác văn học này đã được lưu truyền trong dân gian của người Trung qua hơn 5 thế kỷ. 4 chương đoản văn trong “Liễu Phàm tứ huấn” chính là những đúc kết sâu sắc và minh triết nhất trong suốt cuộc đời của ông. Nhằm răn dạy cho bậc con cháu một lối sống lành mạnh và đúng đắn.

18. AQ chính truyện – Lỗ Tấn

“AQ chính truyện” là một trong những đỉnh cao sáng tác văn học hiện đại của nhà văn Lỗ Tấn. Truyện tập trung vào đề tài nguời nông dân dưới thời phong kiến Trung Quốc trong và sau cách mạng Tân Hợi năm 1911.

Tuyệt tác tiểu thuyết Trung Quốc này lên án nhiều thói xấu của xã hội cũ dưới chế độ phong kiến lúc bấy giờ như: Cổ hủ lạc hậu, coi thường sự đổi mới, mạnh miệng, xem nhẹ vai trò của người phụ nữ…

19. Hoả dực – Thanh Châu

Giữa thời loạn lạc, Đàng Trong và Đàng Ngoài, Thăng Long và Phú Xuân, Gia Định và Hà Tiên…, từng mảnh giang sơn đang rệu rã, mỗi người con trên mảnh đất này sẽ phải làm gì khi lịch sử gọi tên?

Một tiểu thư vốn quen sống trong nhung lụa, chưa từng biết đến cảnh đói khổ của nhân gian, bỗng một ngày vật đổi sao dời, nàng ôm trong lòng sự đau đớn và hận thù cùng cực khi cửa nát nhà tan, mang thân đi khắp bốn phương lưu lạc.

Nàng quẩn bước trong thời chiến quốc, chẳng có gì ngoài cây cung nhỏ và mũi tên bay ngược hướng mưa tên, chẳng có gì ngoài đôi mắt phượng hoàng lẫn lộn máu và nước mắt…

Lũy Thầy sụp đổ, thành Phú Xuân hóa tro tàn, ruộng lúa nương dâu chồng chất đau thương. Nàng vẫn mải miết bước đi, về phía chân trời…

20. Đông Chu liệt quốc – Phùng Mộng Long

“Đông Chu liệt quốc” là tác phẩm tiểu thuyết lịch sử kinh điển nhất của Phùng Mộng Long. Truyện lấy bối cảnh kỷ nguyên lịch sử của Trung Quốc hơn 400 năm (từ thế kỷ IX – III trước Công Nguyên).

Cụ thể là khởi đầu từ đời Tuyên vương nhà Chu cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Sử sách cũng gọi thời kỳ ấy là đời Đông Chu, được phân thành hai giai đoạn là Xuân Thu và Chiến Quốc.

Dưới ngòi bút vô cùng thẳng thừng, không kiêng nể, tác giả đã phơi bày cũng như phản ánh sâu sắc cái bản chất xấu xí, bỉ ổi và vô liêm sỉ của giai cấp thống trị “cậy quyền ỷ thế”.

Có thể bạn chưa biết: Trung Quốc chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới khơi mào cho hiện tượng văn học tiểu thuyết vào thế kỷ III. Rất sớm phải không nào.

Tiểu thuyết Trung Quốc vào thời kỳ đó đã xuất hiện dưới nhiều dạng và hình thức khác nhau như chí quái, chi nhân, truyền kỳ, thoại bản,… Và theo thời gian, chúng dần được cải biến sao cho hợp với thời đại.

Bên cạnh đó, tiểu thuyết Trung Quốc từ thời Minh trở đi đã phát triển một cách rạng rỡ cũng như tạo được sự hấp dẫn tuyệt đối với những bộ truyện tiểu thuyết Trung Quốc chương hồi viết bằng kỹ thuật văn xuôi.

Điển hình là 4 bộ tiểu thuyết thuộc tứ đại kỳ thư: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Thuỷ hử của Thi Nại Am và Kim Bình Mai của Lan Lăn Tiếu Tiếu sinh.

Ngoài ra, sự lôi cuốn của tiểu thuyết Trung Quốc thời hiện đại nằm ở việc bứt phá khỏi thể loại truyền thống để hoà hợp với trào lưu văn học phương Tây. Nổi bật với tác phẩm của các tác giả như Lỗ Tấn, Mạc Ngôn,…

C. Tổng kết

Ở trên, Weriviu đã chắt lọc được top 20 tiểu thuyết Trung Quốc hay và kinh điển nhất của đất nước. Chúng sẽ thật sự mở ra cho bạn cả một bầu trời văn chương đấy!

Ngoài ra, nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào về tiểu thuyết Trung Quốc, bạn hãy để lại lời bình luận ngay phía bên dưới. Tụi mình sẽ trở lại và giải đáp tất cả.

Thông tin liên lạc

  • Số điện thoại: 0903.925.488
  • Email: DuongTranHai99@gmail.com
  • Website: https://tailieumienphi.edu.vn/