Cho tôi hỏi sắp tới người trong nghề giáo có được nghỉ vào ngày 20/11 không? Câu hỏi của chị H.Q (Đồng Tháp).

20 11 là ngày gì?

Ngày 20 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày này được chọn để tôn vinh công lao, đóng góp của những người làm công tác giáo dục và nhà giáo tại Việt Nam. Ngày Nhà giáo Việt Nam thường là dịp để học sinh và cộng đồng tỏ lòng biết ơn, gửi lời chúc mừng đến các thầy cô giáo.

Ngày 20 11 là ngày gì? Người trong nghề giáo có được nghỉ vào ngày 20 11 không?

Nghề giáo được hiểu là gì?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về nghề giáo là gì tuy nhiên có thể hiểu đây là nghề giáo viên là một nghề nghiệp liên quan đến việc giảng dạy và hướng dẫn học sinh hoặc sinh viên trong một môi trường giáo dục chính thức. Giáo viên có trách nhiệm truyền đạt kiến thức, kỹ năng, và giáo dục đạo đức cho học sinh. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của nghề giáo viên:

Giảng dạy: Giáo viên thường giảng dạy các môn học cụ thể tại các cấp độ giáo dục khác nhau, từ mầm non đến trung học, và đến cả đại học.

Lập kế hoạch giảng dạy: Giáo viên phải lập kế hoạch cho các bài giảng, chuẩn bị tài liệu giảng dạy, và tổ chức các hoạt động học tập.

Đánh giá học sinh: Giáo viên thường thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá, và ghi chép về tiến trình học tập của học sinh để đánh giá hiệu suất học tập và cung cấp phản hồi.

Quản lý lớp học: Giáo viên cần quản lý lớp học để đảm bảo môi trường học tập tích cực và hiệu quả. Điều này bao gồm quản lý hành vi học sinh và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp học.

Tương tác với phụ huynh: Giáo viên thường gặp gỡ và giao tiếp với phụ huynh để thông báo về tiến trình học tập của học sinh và hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến việc giáo dục.

Nghề giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của học sinh và góp phần vào xây dựng nền tảng kiến thức cho thế hệ tương lai.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Người trong nghề giáo có được nghỉ vào ngày 20 11 không?

Căn cứ theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 có nội dung về các ngày nghĩ, lễ áp dụng trong giáo dục như sau:

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương
...
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Theo đó, việc tổ chức các ngày nghỉ của học sinh, giáo viên thực hiện theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:

- Nghỉ lễ, tết thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.

Dẫn chiếu Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Tuy nhiên, tại Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành có nêu:

Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.

Như vậy, đối với giáo viên thì ngày 20/11 không phải ngày nghỉ lễ, tết tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 nên người trong nghề giáo nói chung và giáo viên nói riêng sẽ không được nghỉ ngày 20 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam. Tuy nhiên các trường có có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.

Bảng lương giáo viên hiện nay đang nhận là là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó, từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng.

* Giáo viên mầm non:

Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (tương đương viên chức loại A2, A1, A0).

Theo đó, mức lương của giáo viên mầm non như sau:

* Giáo viên tiểu học:

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).

Theo đó, mức lương của giáo viên tiểu học như sau:

* Giáo viên trung học cơ sở:

Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học cơ sở được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).

Theo đó, mức lương của giáo viên trung học cơ sở như sau:

* Giáo viên trung học phổ thông:

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).

Theo đó, mức lương của giáo viên trung học phổ thông như sau:

Lưu ý: Tiền lương nêu trên là mức lương dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.